Địa hình hỗn độn đối cực và hiệu ứng toàn cầu Caloris Planitia

Địa hình đồi núi xếp tầng ở cực đối của Caloris.Cận cảnh địa hình hỗn độn.

Vụ va chạm mạnh mà được cho là đã tạo nên Caloris có lẽ đã để lại hậu quả toàn cầu đối với hành tinh này. Tại chính cực đối của vùng trũng va chạm là một khu vực rộng lớn có địa hình đồi núi với các rãnh địa chất, với một ít hố va chạm nhỏ được gọi là địa hình hỗn độn (còn gọi là "địa hình kỳ dị").[12] Một số nhà nghiên cứu cho rằng nó được tạo ra khi sóng địa chấn từ vụ va chạm hội tụ ở phía đối diện của hành tinh.[13] Ngoài ra, có ý kiến cho rằng địa hình này được kiến tạo bởi sự hội tụ của vật chất được giải phóng tại cực đối của vùng trũng va chạm.[14] Va chạm giả thuyết này cũng được cho là tác nhân kích thích hoạt động núi lửa trên Sao Thủy, dẫn đến sự hình thành các đồng bằng phẳng.[15] Bao quanh Caloris là một loạt các kiến tạo địa chất được cho là bắt nguồn từ vật chất được giải phóng sau vụ va chạm, được gọi chung là Nhóm Caloris.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Caloris Planitia http://www.universetoday.com/34568/caloris-basin/ http://www.planetary.brown.edu/pdfs/3748.pdf http://messenger.jhuapl.edu/gallery/sciencePhotos/... http://messenger.jhuapl.edu/gallery/sciencePhotos/... http://www.agu.org/pubs/crossref/2001/2000JE001384... https://www.guinnessworldrecords.com/world-records... https://www.newscientist.com/article/dn13257-bizar... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1976Icar...28..6... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2014GeoRL..41.60... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1977ARA&A..15......